Theo khoản c, d, Điều 6, Chương I, Luật Giáo Dục, số 43/2019/QH14, ban hành ngày 14/6/2019 có quy định về Hệ thống Giáo dục Quốc dân, trong đó:
+ Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
Căn cứ vào danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực tế đào tạo, ngoài ngành du lịch, có một số ngành đạo tạo cũng liên quan đến ngành du lịch như: ngành Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch), ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị khách sạn, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
GIỚI THIỆU NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC NGÀNH LIÊN QUAN
+ Du lịch (tiếng Anh là Tourism) là hoạt động khám phá của con người khi vượt ra khỏi nơi làm việc và nơi sinh sống hàng ngày để đến một nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi hoặc chữa bệnh, hoạt động tâm linh, phục vụ mục đích vui chơi giải trí… Ngành Du lịch là ngành đào tạo ra những sinh viên có năng lực làm việc ở các vị trí điều hành và quản lý điều hành trong lĩnh vực du lịch khách sạn nhà hàng trong nước và quốc tế. Có kiến thức về quản trị, có kỹ năng nghiệp vụ trong tất cả các bộ phận của nhà hàng và khách sạn. Có trình độ ngoại ngữ nhất đinh, phục vụ cho việc hướng dẫn viên và những công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch sau này. Sinh viên khi theo học ngành Du lịch sẽ được trang bị mọi kiên thức liên quan tới ngành nghề theo học. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là rất có tương lai, có thể làm hướng dẫn viên du lịch - nghề hái ra tiền. Làm tại Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, điều hành công ty du lịch, chuyên viên tổ chức du lịch tại các nhà hàng và khách sạn…
+ Việt Nam học (tiếng Anh là Vietnamese Studies) là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa. Việt Nam học là ngành đào tạo có tính chất liên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Theo học ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ được trang bị sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức thuộc các chuyên ngành về du lịch và quản lý hướng dẫn du lịch, hướng dẫn du lịch, văn hóa – du lịch...
+ Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (tiếng Anh là Tourism and Hospitality Management) là ngành học bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch... Mục tiêu đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là đào tạo sinh viên trở nên năng động, yêu nghề, có đủ kiến thức và văn hóa để theo đuổi nghề nghiệp, am hiểu và nghiên cứu về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm hướng dẫn viên du lịch, làm việc tại các sở ban ngành văn hóa thể thao và du lịch, quản trị du lịch tại các nhà hàng khách sạn lớn, quản lý, sắp xếp tour…
+ Ngành Quản trị khách sạn (tiếng Anh là Hotel Management) là ngành học quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu - chi; lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm. Mục tiêu của ngành Quản trị khách sạn là đào tạo sinh viên có kỹ năng, năng lực và phẩm chất đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong ngành quản trị khách sạn thực tế.
+ Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (tiếng Anh là Restaurant Management and Gastronomy) là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng về phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện… Mục tiêu ngành học này là được đào tạo thành những tân cử nhân có đủ tài năng, chuyên môn, năng lực và đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống. Sinh viên có thêm nhiều kỹ năng thực tế, biết học hỏi và tìm ra những công thức, món ăn mới lạ phục vụ khách hàng. Được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ăn uống; xây dựng thực đơn và tổ chức hội nghị, hội thảo, yến tiệc… Có khả năng hoạch định chiến lược, phụ trách về dịch vụ ăn uống; kế hoạch kinh doanh; chuyên nghiệp hóa cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế.
Dưới đây là thống kê các cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch các ngành liên quan ở Việt Nam:
1. Ngành Du lịch:
- Khu vực miền Bắc:Đại học Văn hóa Hà NộiĐại học Hùng VươngĐại học Công nghiệp Hà NộiĐại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên- Khu vực miền Trung:Đại học HuếĐại học Hồng ĐứcPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị- Khu vực miền Nam:Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCMĐại học An Giang
2. Ngành Việt Nam học:
- Khu vực miền Bắc:Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân VănĐại học Sư Phạm Hà Nội 2Đại học Ngoại NgữĐại học Thủ Đô Hà NộiĐại học Thành ĐôĐại học Công Nghiệp Hà NộiĐại học Dân Lập Phương ĐôngĐại học Hoa LưĐại học Sao ĐỏĐại học Hải PhòngĐại học Dân Lập Hải Phòng- Khu vực miền Trung:Đại học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh HóaĐại học VinhĐại học Dân Lập Duy TânĐại học Quảng NamĐại học Quy NhơnĐại học Khánh HòaĐại học HuếĐại học Đà NẵngĐại học Thái Bình DươngĐại học Dân Lập Phú XuânĐại học Phan Châu TrinhĐại học Đà Lạt- Khu vực miền Nam:Đại học Quốc Tế Hồng BàngĐại học Nguyễn Tất ThànhĐại học Sư Phạm TPHCMĐại học Tôn Đức ThắngĐại học Sài GònĐại học Hùng VươngĐại học Văn Hóa TPHCMĐại học Văn HiếnĐại học An GiangĐại học Bình DươngĐại học Lạc HồngĐại học Tây ĐôĐại học Cần ThơĐại học Dân Lập Đông ĐôĐại học Đồng Tháp
3. Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành:
- Khu vực miền Bắc:Đại học Mở Hà NộiĐại học Thương mạiĐại học Hùng VươngĐại học Văn hóa Hà NộiĐại học Kinh tế Quốc dânĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà NộiĐại học Hà NộiĐại học Thủ Đô Hà NộiĐại học Hòa BìnhĐại học Thăng LongĐại học Thương MạiHọc viện Phụ nữ Việt NamĐại học Công nghiệp Hà NộiĐại học Lâm nghiệpĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà NộiĐại học Phương ĐôngĐại học Đại NamĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà NộiĐại học Công nghệ và Quản lý hữu nghịĐại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái NguyênĐại học Hạ LongĐại học Hải DươngĐại học Nông lâm Bắc GiangĐại học Tân TràoĐại học Kinh Bắc- Khu vực miền Trung:Đại học Duy TânĐại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngKhoa Du lịch - Đại học HuếĐại học Nha TrangĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh HóaĐại học Hà TĩnhĐại học Đà LạtĐại học Khánh HòaĐại học Quy NhơnĐại học Đông ÁĐại học Yersin Đà LạtĐại học Phan Thiết- Khu vực miền Nam:Đại học Tài chính - MarketingĐại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCMĐại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí MinhĐại học Công nghệ TP.HCMĐại học Công nghiệp TP.HCMĐại học FPTĐại học Văn LangĐại học Cần ThơĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMĐại học Kinh Tế TP.HCMĐại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngĐại học Văn hóa TP. HCMĐại học Hoa SenĐại học Kinh tế - Tài chính TP. HCMĐại học Quốc tế Hồng BàngĐại học Văn HiếnPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng NaiĐại học Trà VinhĐại học Bà Rịa - Vũng TàuĐại học Công nghệ Đồng NaiĐại học Dân lập Cửu LongĐại học Kinh tế Công nghiệp Long AnĐại học Nam Cần ThơĐại học Tây Đô
4. Ngành Quản trị Khách sạn:
- Khu vực miền Bắc:Đại học Kinh tế Quốc dânĐại học Công nghiệp Hà NộiĐại học Hạ LongĐại học Thủ đô Hà NộiĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà NộiĐại học Thương mạiĐại học FPTĐại học Thành Đô- Khu vực miền Trung:Khoa Du lịch - Đại học HuếĐại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngĐại học Phan thiếtĐại học Quy NhơnĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh HóaĐại học Đông ÁĐại học Phan ThiếtĐại học Công nghệ Vạn Xuân- Khu vực miền Nam:Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCMĐại học Văn LangĐại học Công nghệ TP.HCM - HUTECHĐại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCMĐại học Quốc tế Hồng BàngĐại học Hoa SenĐại học Công nghiệp TP.HCMĐại học Tài chính - MarketingĐại học Nguyễn Tất ThànhĐại học Văn HiếnĐại học Văn LangĐại học Kinh tế TP. HCM
5. Ngành Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn uống:
- Khu vực miền Bắc:Đại học Hạ Long- Khu vực miền Trung:Khoa Du lịch - Đại học Huế- Khu vực miền Nam:Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECHĐại học Hoa SenĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMĐại học Công nghiệp TP.HCMĐại học Tài chính - MarketingĐại học Nguyễn Tất ThànhĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Lê Minh Phát tổng hợp và biên tập